BÀI 5 -
THỰC HÀNH CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRÊN MẠNG (KNTT - CS & ICT)
1. CHIA SẺ TỆP
VÀ THƯ MỤC TRÊN MẠNG CỤC BỘ
Chia sẻ tài nguyên trong mạng
cục bộ là công việc có tính kĩ thuật, phục vụ
cho công việc nội bộ của tổ chức sở hữu
mạng cục bộ đó. Vì thế không có yêu cầu “kết
bạn” hay “trả phí”. Chia sẻ tài nguyên được
thực hiện theo yêu cầu công việc và cần
được người chủ tài nguyên cấp phép thông
qua các biện pháp kĩ thuật thực hiện trên hệ
điều hành.
Windows có nhiều phương thức chia sẻ tài
nguyên giữa các máy tính kết nối với nhau qua mạng,
có dây hoặc không dây, trong mạng cục bộ hoặc qua
Internet: chia sẻ qua tương tác gần khi phát hiện
máy tính hay thiết bị ở gần, chia sẻ qua tài khoản
của Microsoft, chia sẻ qua ứng dụng, chia sẻ qua
đám mây hay chia sẻ qua ủy nhiệm cho một tài khoản
nào đó. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách chia sẻ
hai loại tài nguyên thường gặp là chia sẻ tệp
và máy in được thiết kế sẵn trong hệ
điều hành.
Nhiệm vụ 1:
Thiết lập môi trường chia sẻ tệp và máy in
cho người dùng trong mạng
Yêu cầu: Thiết
lập được môi trường chia sẻ tệp và
máy in.
Các phiên bản sau này của
Windows đều được kiểm soát chặt chẽ
về an ninh nên trước khi chia sẻ dữ liệu cần
phải nới lỏng các hạn chế. Môi trường
thuận lợi để có thể chia sẻ tệp và máy
in trong mạng là:
• Thiết
lập chế độ mạng riêng. Windows từ
phiên bản 10 cho phép cài đặt mạng riêng (Private) hoặc
mạng công cộng (Public). Mạng công cộng thường
được thiết lập ở những địa
điểm công cộng như nhà ga, sân bay, quán cà phê,… với
mục đích hạn chế nguy cơ lộ thông tin. Mạng
riêng được hiểu là mạng của nhóm người
dùng có độ tin cậy cao hơn, có thể chia sẻ
tài nguyên với nhau.
• Thiết lập cho phép các máy khác nhìn thấy (discoverable)
và cho phép chia sẻ tệp và máy in (file and
printer sharing).
• Tắt tạm thời tường lửa (firewall).
Tường lửa là phần mềm dùng để kiểm
soát truy cập máy tính từ bên ngoài nhằm ngăn ngừa
các nguy cơ xâm nhập, tấn công từ bên ngoài như từ
Internet. Tường lửa không ngăn chặn việc truy
cập tài nguyên nếu người sử dụng
được đánh giá là tin cậy, ví dụ khi người
dùng được cấp tài khoản truy cập trên máy
tính có tài nguyên. Dù vậy, để việc chia sẻ tài
nguyên thuận lợi, nên tạm dừng hoạt động
của tường lửa trong thời gian chia sẻ. Ở
Windows 10 và 11 tường lửa Defender mặc định
được kích hoạt.
Sau đây, các hình ảnh minh họa
đều sử dụng giao diện trên hệ điều
hành Windows 11. Các phiên bản thấp hơn có thể có giao
diện khác.
Hướng dẫn:
Bước 1. Mở
chức năng thiết lập chia sẻ nâng cao.
Hãy truy cập chức
năng Advanced Sharing Setting từ Control
Panel theo các bước: Control Panel → Network
and Internet → Network and Sharing Center → Advanced Sharing
Setting.
Trong hộp thoại Advanced
Sharing Setting, hãy kéo con trượt Network discovery và File
and printer sharing sang vị trí On bên phải
(Hình 5.1) để cho phép các máy tính khác trong mạng “nhìn thấy”
máy tính này, đồng thời cho phép chia sẻ tệp và
máy in. Khi được nhìn thấy, trên máy sẽ xuất
hiện trên giao diện của File Browser (Hình 5.2).
Bước 2. Thiết
lập chia sẻ thư mục công cộng.
Windows thiết lập sẵn ở
mỗi máy tính trong thư mục Public (This PC →
System (C) → User → Public) các thư mục con
như sau:
Trong giao diện ở Hình 5.1,
hãy chọn biểu tượng phía bên phải All
Networks để mở ra giao diện như Hình 5.3.
Dữ liệu trong thư mục Public được
mặc định là không chia sẻ, nhưng nếu trong mục Public
folder sharing (Chia sẻ thư mục công cộng)
được bật (On) như Hình 5.3 thì mọi người
dùng trên mạng có thể nhìn thấy toàn bộ những gì
có trong thư mục Public.
Bước 3. Dừng
tạm thời tường lửa.
Hãy nháy chuột vào dòng chữ Privacy
and Security (Riêng tư và an ninh), sau đó thực hiện
dãy truy cập: Privacy and Security → Windows Security →
Firewall Network Protection → Private Network.
Ở giao diện Private
Network như trong Hình 5.4, kéo con trượt của Microsoft
Firewall Defander về trạng thái Off. Khi
được yêu cầu xác nhận “Do you want to allow this
app to make change to your device?” “Bạn có cho phép ứng dụng
này thay đổi thiết bị của bạn không?” với
mặc định là “No” thì hãy chọn “Yes” để cho phép.
Nhiệm vụ 2:
Chia sẻ tệp và thư mục
Yêu cầu: Chia
sẻ được tệp và thư mục.
Hướng dẫn: Mở
ứng dụng quản lý tệp File Explorer, nháy
chuột vào Network ở phía dưới bên trái
cửa sổ. Danh sách những máy tính tham gia mạng cục
bộ hiển thị như Hình 5.2.
Chẳng hạn, cần chia sẻ
thư mục SÁCH LỚP 12 trên MAY_1 cho tất cả người
dùng trong mạng, các bước thực hiện như sau:
Bước 1. Trên
MAY_1, tìm thư mục SÁCH LỚP 12, nháy nút phải chuột
lên biểu tượng thư mục SÁCH LỚP 12 để
mở bảng chọn các công việc có thể thực hiện
được với thư mục này. Chọn Properties (Thuộc
tính) để mở cửa sổ Properties như
Hình 5.5.
Bước 2. Trong
cửa sổ Properties, nháy chuột vào Sharing (Chia
sẻ) để chia sẻ thư mục.
Giao diện thiết lập
chia sẻ như Hình 5.6, trong đó có các mục Network
File and Folder Sharing (Chia sẻ tệp và thư mục
trên mạng), Advanced Sharing (Chia sẻ nâng cao)
và Password Protection (Bảo vệ bằng mật
khẩu).
Nháy chuột vào để
mở cửa sổ thiết lập người được
chia sẻ và thiết lập quyền truy cập như Hình
5.7 và Hình 5.8.
Bước 3. Thiết
lập chế độ chia sẻ.
Trong cửa sổ như Hình
5.7, nháy chuột vào nút để mở ra danh sách
người dùng. Lưu ý: trên một máy tính có thể có nhiều
người dùng, ví dụ user11, user12. Chọn một
người dùng trong danh sách rồi chọn Add (Thêm)
để chia sẻ thư mục với người dùng
này. Cũng có thể tạo một người dùng mới
để chia sẻ bằng cách chọn Create a new
user … Trong bài này, chỉ giới hạn chia sẻ cho
tất cả người dùng (Everyone). Chọn Everyone sau
đó chọn Add để thêm vào danh sách
người được chia sẻ.
Everyone được thêm vào danh sách người dùng mặc
định có quyền (Permission Level) là chỉ được
đọc dữ liệu (read). Quyền read chỉ cho phép
xem mà không được sửa (write).
Nếu muốn người dùng có quyền sửa thì
nháy chuột vào hình tam giác nhỏ rồi chọn Read/Write để
chỉ định quyền cả đọc và sửa. Chọn Remove để
hủy chia sẻ đối với người dùng này.
Sau khi hoàn tất danh sách người dùng được
chia sẻ, hãy nháy chuột vào nút để hoàn tất
thiết lập chia sẻ.
Bước 4. Truy
cập tệp và thư mục được chia sẻ ở
máy khác trong mạng.
Một thư mục khi đã
được chia sẻ cho mọi người thì các máy
khác khi duyệt thư mục bằng File Explorer đều
nhìn thấy. Nháy đúp chuột và biểu tượng của
một máy (ví dụ MAY_1) sẽ thấy tất cả các
thư mục đã chia sẻ (Hình 5.9). Biểu tượng
của các thư mục được chia sẻ có hình chữ
nhật màu xanh, tượng trưng cho dây cáp mạng, cho biết
đó là thư mục trên một máy tính khác trên mạng.
Nháy đúp chuột vào thư mục để mở và xem
các tệp và thư mục con trong đó.
Khi quyền là read thì
chỉ xem được mà không sửa được.
Người dùng có thể làm việc với thư mục
và tệp trên mạng bình thường như trên máy tính
riêng. Chia sẻ thư mục cũng có thể được
coi như chia sẻ thiết bị lưu trữ.
Em hãy mở thư mục chia sẻ và làm việc với
các tệp trong đó.
Nhiệm vụ 3: Hủy
bỏ chia sẻ thư mục
Yêu cầu: Hủy
bỏ được chia sẻ thư mục.
Hướng dẫn: Để
hủy bỏ chia sẻ thư mục, thực hiện theo
các bước sau:
Bước 1. Chọn thư mục
cần hủy bỏ chia sẻ, lần lượt thực
hiện các bước tương tự như khi chia sẻ
ở Hình 5.5 và Hình 5.6. Sau đó nháy chuột chọn
nút để mở cửa sổ như Hình 5.10.
Bước 2. Hủy
chia sẻ.
Trong cửa sổ Advanced
Sharing, nếu thư mục đang được chia sẻ
thì sẽ có dấu tích () ở ô Share this folder. Nếu
muốn hủy bỏ chia sẻ thì nháy chuột vào ô đó
để hủy dấu tích. Sau đó nháy chuột chọn OK hoặc Apply.
Nếu máy in không được
chia sẻ qua mạng thì mỗi khi cần in phải sao chép
dữ liệu đem sang máy tính có máy in.
Máy tính cung cấp dịch vụ in sẽ nhận yêu cầu
gửi đến từ các máy tính khác trong mạng, xếp
thành hàng đợi. Khi máy in sẵn sàng, máy tính cung cấp dịch
vụ in sẽ điều khiển máy in in lần lượt
các tài liệu được gửi tới. Như vậy,
việc chia sẻ máy in thực chất là biến máy tính có
máy in đó thành một máy chủ cung cấp dịch vụ
in (Print Server).
Để chia sẻ máy in, cần
có hai điều kiện sau:
• Thiết
lập máy tính cung cấp dịch vụ in trên mạng. Máy
in kết nối với máy tính này sẽ trở thành máy in
chung trên mạng hay gọi là máy in mạng.
• Máy tính cung cấp dịch vụ in phải
cài đặt máy in mạng một cách bình thường
như cài đặt máy in riêng, sau đó thiết lập chế
độ chia sẻ. Còn các máy tính khác chỉ cần khai báo
sử dụng máy in mạng.
a) Thiết lập
máy cung cấp dịch vụ in
Bước 1. Từ
giao diện của Control Panel thực hiện
dãy truy cập đến giao diện Printers and scanner (Hình
5.11): Control Panel → Hardware and Sound → View device and
printer Printers & scanner.
Bước 2. Chọn
máy in.
Nháy chuột vào tên máy in muốn chia sẻ, ví dụ
máy Canon LPB2900.
Bước 3. Thiết lập
máy in mạng.
Khi cửa sổ như Hình 5.12 mở ra, nháy chuột
chọn Set as default để đặt máy in
thành mặc định.
Bước 4. Chọn Printer
properties để mở cửa sổ thiết lập
chia sẻ.
Bước 5. Chia sẻ máy in.
Trong cửa sổ Properties của máy in
đã chọn (Hình 5.13), chọn Sharing để
chia sẻ máy in.
Để người dùng trên
mạng dễ nhận biết, nên đặt lại tên máy
in gợi nhớ, chẳng hạn thay vì tên mặc định
là “Canon LBP2900” có thể đặt là “máy in mạng Canon
LBP2019”.
Chọn OK và Apply để
xác nhận máy in được chia sẻ, khi đó máy tính
trở thành máy cung cấp dịch vụ in.
b) Kết nối
với máy in mạng từ các máy tính khác
Bước 1. Tìm
máy in mạng.
Hãy thực hiện Bước 1 như phần thiết
lập máy cung cấp dịch vụ in. Ở giao diện
như Hình 5.11, chọn Add device, khi đó nút này chuyển
thành Refresh (làm mới danh sách).
Nếu trong danh sách, không thấy máy in mạng muốn
kết nối thì nháy chuột vào The printer that I want
isn’t listed (Không thấy máy in tôi cần trong danh sách)
như Hình 15.14 để mở cửa sổ tìm máy in mạng.
Trên cửa sổ tìm máy in mạng có một số lựa
chọn như Hình 5.15 nhưng đơn giản nhất là
nháy chuột chọn nút để tìm máy in.
Sau khi nháy nút Browse, các
máy tính trong mạng được hiển thị như
Hình 5.16. Nháy chuột vào máy tính chia sẻ máy in, ví dụ
MAY_1. Danh sách các máy in của máy tính đó sẽ hiện ra
trong khung bên phải.
Bước 2. Thêm
máy in mạng.
Khi thấy máy in cần kết nối thì chọn tên
máy in và nháy chuột vào Select (chọn). Hộp
thoại như Hình 5.17 xuất hiện để xác nhận
việc xác nhận máy in mạng trên máy tính. Chọn Next để
chuyển sang công việc tiếp theo.
Bước 3. Sử
dụng máy in mạng.
Sau khi kết nối với máy in mạng, hãy mở ứng
dụng soạn thảo văn bản rồi in một
trang văn bản bằng máy in mạng (Hình 5.18).
---The End!---